Sân bay quốc tế Cát Bi là một sân bay cấp III, thuộc thành phố Hải Phòng, miền Bắc Việt Nam. Sân bay nằm cách trung tâm thành phố 5 km. Sân bay Cát Bi được người Pháp xây dựng từ thời Pháp thuộc, sau giải phóng miền Bắc (1955) được tiếp tục cải tạo và nâng cấp. Sân bay chính thức mở cửa cho hoạt động dân dụng từ năm 1985. IATA: HPH – ICAO: VVCI. Năm 2007 sân bay này phục vụ 185.953 lượt khách, năm 2011 đạt 631.096 lượt khách. Năm 2012, tổng số lượt khách qua sân bay này là khoảng 740.000 lượt, 5.200 tấn hàng hoá và 5.376 lần chuyến bay
Google maps sân bay quốc tế Cát Bi
Cấp sân bay hiện tại: sân bay cấp 4C theo ICAO.
Cấp cứu hoả hiện tại: cấp 6 theo ICAO.
Chiều dài đường cất hạ cánh dài 2402 mét, có phục vụ bay đêm.
Chiều rộng đường cất hạ cánh: chính 50 m.
Kích thước đường lăn chính: 1.600×15 (m);
Kết cấu đường cất hạ cánh: bê tông xi măng – bê tông nhựa;
Sân đỗ máy bay: 4 chiếc.
Năng lực hiện tại: 300 hành khách/giờ cao điểm
Hướng phát triển: nâng cấp mở rộng, cải tạo thành sân bay cấp I, và là sân bay quốc tế trong khu vực
Có thể tiếp nhận các loại máy bay tầm trung như Boeing 737-400, Airbus 320-321 và tương đương
Sân bay Cát Bi được hình thành trên cơ sở là một sân bay quân sự lớn, cầu hàng không quan trọng của Pháp ở Đông Dương trong những năm tháng chiến tranh tại Việt Nam. Tại sân bay có khoảng 200 máy bay các loại thường xuyên đậu, lên xuống, bay đi, bay về các mục tiêu và được canh phòng rất cẩn mật. Sau trận tập kích sân bay Cát Bi, chi viện của Pháp cho chiến dịch Điện Biên Phủ giảm rõ rệt.
Sau chiến tranh, Sân bay mở cửa phục vụ mục đích thương mại và dịch vụ.
Mở tuyến bay quốc tế
Ngày 31/3/2006, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã đồng ý việc thực hiện các chuyến bay thí điểm chở khách giữa Ma Cao và Cát Bi vào các ngày 20/4, 28/4 và 1/5/2006. Sau một thời gian ngắn bay thí điểm nhưng không hiệu quả, tuyến bay đã tạm dừng hoạt động.
Theo công văn số 151/TTg-CN, Bộ Giao thông Vận tải sẽ cấp phép cho các chuyến bay, chủ trì tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong việc quản lý xuất nhập cảnh hành khách, xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải theo chức năng.
Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành đàm phán với phía Ma Cao tăng số điểm đến và bổ sung Hải Phòng và Huế vào phụ lục của Hiệp định hàng không.
Kế hoạch nâng cấp
Váo tháng 4/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vị trí Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng, có diện tích khoảng 4.500 héc-ta tại các xã Vinh Quang, Tiên Hưng, Đông Hưng, Tây Hưng của huyện Tiên Lãng.
Ngày 28/09/2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao cho bộ và UBND thành phố Hải Phòng nghiên cứu, đề xuất việc triển khai dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng sân bay quốc tế Cát Bi theo “mô hình BT” (xây dựng – chuyển giao). Dự án có bao gồm việc nâng cấp đường cất hạ cánh hiện nay, đồng thời xây dựng đường cất hạ cánh số 2 với quy mô 3.050m x 50m, nâng cấp các hạng mục liên quan như sân đậu máy bay, trang thiết bị quản lý điều hành bay, khu hàng không dân dụng.
Theo đó, sân bay Hải Phòng là cảng hàng không quốc tế, dự bị cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Các khu chức năng của sân bay Hải Phòng bao gồm hệ thống đường hạ cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, khu điều hành khai thác, khu quản lý hoạt động bay, khu phụ trợ, khu công nghiệp hàng không và thành phố sân bay.
Việc cải tạo, nâng cấp sân bay Cát Bi nằm trong quy hoạch đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt trước đó, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa đến thành phố Cảng
Tham khảo:
Số điện thoại taxi nội bài airport
Taxi ra sân bay nội bài giá rẻ